Trẻ bị viêm phế quản có thể gặp nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh lý như thế nào? Cha mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết nhé.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản chính là sự xâm nhập, tấn công của một loại virus và vi khuẩn như: virus cúm, Adenovirus, phế cầu, Moracella catahalis, H.influenza...
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị viêm phế quản
- Trẻ có cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng.
- Ho nhiều và kéo dài. Ho khan hoặc ho có đờm. Thở nhanh và ngắn hơn bình thường.
- Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 39 - 40 độ kèm theo dịch mũi, hơi thở khò khè. Dịch mũi của trẻ có màu xanh.
- Trẻ bị đau tức vùng ngực, biếng ăn, mệt mỏi, nôn trớ.
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản:
- Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ, tránh để trẻ bị lạnh, khiến bệnh lý phát triển nặng hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả.
- Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm.
- Khi trẻ bị sốt dưới 38,5°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý: chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có sự chỉ định.
Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ bị viêm phế quản:
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn:
- Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua,…
- Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, C, E. Có thể kể đến như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,…
- Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm canh, cháo, súp.
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Có thể thay bằng nước trái cây, rau củ, nước bù điện giải đề bổ sung phần nước đã bị mất và tăng cường khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ.
Trẻ không nên ăn gì?
- Bánh kẹo ngọt, nước uống có ga.
- Trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm - đồ ăn nhanh, có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên,…
- Các món có hàm lượng muối cao. Tốt nhất nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi muối dư thừa khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường, từ đó, gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
- Các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… gây kích thích niêm mạc ở phế quản.
- Các loại trái cây có bị chua và chát như khế, mận, xoài,…
- Các loại đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn.
Nếu bạn gặp bất cứ tình trạng nào về sức khỏe và cần được tư vấn, hãy liện hệ với đội ngũ Dược sĩ của chúng tôi - Hệ thống nhà thuốc 365 Care luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách trong việc cung cấp thuốc và tư vấn sức khỏe.
------------------
HỆ THỐNG NHÀ THUỐC CAREACE - Miễn phí tư vấn trực tuyến và giao thuốc tận nhà!
CS1: Tầng 1, Lô 07, Toà nhà A3, Chung cư An Bình City, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Hotline: 0333 941 115.
CS2: Gian Hàng Kinh Doanh số 108, Tầng 1, Nhà Chung cư số G3, Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, Hà Nội - Hotline: 0334 201 488.
CS3: Gian Hàng Kinh Doanh số 0121, Tầng 1, Toà CT2B, Chung cư Hà Nội Homeland, Long Biên, Hà Nội - Hotline: 0357 381 486.
CS4: Kiot 07, Dự án TSG Lotus Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội - Hotline: 0356 419 345.