Mùa mưa không chỉ mang theo độ ẩm cao và thời tiết ẩm ướt mà còn là điều kiện lý tưởng cho nhiều bệnh da liễu phát triển. Sự thay đổi môi trường khiến vi khuẩn, nấm mốc, và côn trùng có điều kiện sinh sôi mạnh, gây ra nhiều vấn đề về da. Hãy cùng Dược sĩ CareAce tìm hiểu nguyên nhân gây “Nước ăn chân - tay” và cách bảo vệ an toàn cho làn da của bạn trong mùa mưa lũ.
Nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân của hiện tượng nước ăn chân chủ yếu là do một số loại nấm gây ra như Trichophyton Rubrum, Epidermophyton Floccosum, Trichophyton Mentagrophytes,... Bình thường, đây là những vi nấm tồn tại sẵn trên bề mặt da, không gây ra bất kỳ triệu chứng gì khi da được giữ da sạch sẽ, khô ráo. Tuy nhiên, khi thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi làm nấm sinh sôi nhanh chóng, gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng trên da.
Ngoài nguyên chính là do nấm, tình trạng nước ăn chân còn bị làm nặng hơn bởi một số yếu tố xúc tác khác như:
- Mang giày hoặc tất quá chật, ẩm ướt.
- Lây truyền từ người bệnh: tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mầm bệnh khi sử dụng chung vật dụng cá nhân, các hoạt động tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh.
- Nhiễm trùng da: Khi da bị tổn thương hở là điều kiện thuận lợi để nấm hoặc các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài: Những người sống hoặc phải làm việc trong môi trường độ ẩm cao hoặc phải ngâm chân trong nước bẩn thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị nấm kẽ chân.
Triệu chứng của bệnh:
- Thường xảy ra ở kẽ giữa các ngón chân, ngón tay
- Mẩn đỏ, ngứa, khô da, đóng vảy, bỏng rát và cảm giác như châm chích.
- Nếu không được xử trí, nấm kẽ chân sẽ gây bong tróc, nứt và chảy máu tại vùng da kẽ chân, cuối cùng là lan rộng ra nhiều vùng da khác.
Hướng dẫn xử trí tại nhà:
- Sử dụng búp ổi: sử dụng một nắm búp ổi và một nắm muối hạt giã nát để xát vào kẽ chân từ 2 - 3 lần mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng nước ăn chân tay.
- Lá trầu không: Có thể sử dụng trực tiếp lá trầu không vò nát và xát vào các kẽ ngón chân hoặc đun sôi với nước để rửa chân hoặc tay
- Lá chè xanh: Chè xanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm. Bạn cần chuẩn bị 30g mỗi loại lá rồi nấu thành nước đặc để rửa chân, tay hàng ngày.
- Dung dịch sát khuẩn như cồn iod, nước oxy già, dung dịch thuốc tím, xanh Methylen... có thể được sử dụng để sát khuẩn tại chỗ, tránh nhiễm trùng.
- Kem bôi kháng nấm như: Ketoconazol, Clotrimazol, Miconazol...
Cách phòng bệnh hiệu quả mùa mưa:
- Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, sử dụng nước sạch, hạn chế tối đa lội hoặc ngâm chân tay nơi nước bẩn, cần trang bị đầy đủ ủng, giày, găng tay khi phải tiếp xúc với nước bẩn.
- Vệ sinh bằng cách tắm rửa bằng nước sạch và xà phòng
- Không đi giày chật ẩm ướt, không sử dụng chung đồ cá nhân với người bị bệnh.
- Tránh gãi, hạn chế làm vết thương lan rộng.
------------------
HỆ THỐNG NHÀ THUỐC CAREACE - Miễn phí tư vấn trực tuyến và giao thuốc tận nhà
CS1: Tầng 1, Lô 07, Toà nhà A3, Chung cư An Bình City, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Hotline: 0333 941 115.
CS2: Gian Hàng Kinh Doanh số 108, Tầng 1, Nhà Chung cư số G3, Vinhomes Green Bay, Nam Từ Liêm, Hà Nội - Hotline: 0334 201 488.
CS3: Gian Hàng Kinh Doanh số 0121, Tầng 1, Toà CT2B, Chung cư Hà Nội Homeland, Long Biên, Hà Nội - Hotline: 0357 381 486.
CS4: Kiot 07, Dự án TSG Lotus Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội - Hotline: 0356 419 345.