Những kỹ năng cần có khi đi làm là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người lao động, đặc biệt đối với những nhân sự trẻ mới tham gia vào thị trường. Bên cạnh các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm cũng là “bí kíp” giúp bạn “sinh tồn” nơi công sở. Vậy đâu là kỹ năng quan trọng và làm sao để rèn luyện hiệu quả, hãy cùng CareAce tìm hiểu chi tiết về những kỹ năng tổng hợp cần có dành cho người lao động.
1.Kỹ năng cứng – Những kỹ năng cần có khi đi làm
Kỹ năng cứng hay còn được gọi là kỹ năng chuyên môn, bao gồm các kiến thức hoặc trải nghiệm được rèn luyện trong quá trình học tập và cần có quy trình đào tạo bài bản. Đây là những yếu tố cốt lõi có khả năng tác động đến hiệu suất và kết quả làm việc của mỗi nhân sự.
1.1 Phân tích dữ liệu và thống kê
Phân tích dữ liệu và thống kê (Data Analysis and Statistics) là kỹ năng hữu ích trong bất kỳ ngành nghề nào. Biết cách nhìn nhận vấn đề thông qua dữ liệu và biến những con số thành câu chuyện giúp bạn đánh giá và ra quyết định dựa cơ sở khoa học hơn. Đặc biệt trong các lĩnh vực yêu cầu nghiên cứu thị trường như marketing, tài chính, khoa học dữ liệu,… phân tích dữ liệu – thống kê là kỹ năng không thể thiếu.
Ví dụ, để xây dựng một chiến dịch quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm mới trên các kênh mạng xã hội, bạn cần thu thập và phân tích dữ liệu người dùng từ các nền tảng này. Qua dữ liệu về thói quen khách hàng, lượt tương tác, lượt phản hồi,… giúp bạn đánh giá được nên phân bổ nguồn lực quảng cáo dành cho khách hàng trong độ tuổi nào, vào khung giờ nào, sản phẩm nào để tối ưu ngân sách và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các kĩ năng liên quan đến phân tích dữ liệu:
-
Khai thác dữ liệu (Data Mining)
-
Kể chuyện bằng dữ liệu (Data Storytelling)
-
Các công cụ phân tích cơ bản: SQL, Python, Tableau, Power BI,…
1.2 Kỹ năng Ngoại ngữ
Trong kỷ nguyên thế giới phẳng như hiện nay, ngôn thứ 2 là chìa khóa mở ra cánh cổng hấp dẫn với cơ hội việc làm tại các tập đoàn đa quốc gia. Thành thạo nhiều hơn một ngôn ngữ giúp bạn tiếp cận kiến thức ở nhiều nguồn đa dạng hơn, tự tin kết nối với đồng nghiệp quốc tế, khám phá những môi trường làm việc ở nhiều nền văn hóa mới lạ. Đặc biệt, theo nghiên cứu từ thị trường lao động, nhân viên sở hữu từ 2 ngoại ngữ có khả năng nâng mức thu nhập cao hơn 20% so với trung bình.
Chẳng hạn, đối với vị trí lập trình viên, việc đọc tài liệu và tham gia các diễn đàn là cách tốt nhất để bạn tiếp cận với các xu hướng mới trong ngành công nghệ thông tin toàn cầu, song song với đó bạn cần thành thạo ít nhất một ngôn ngữ quốc tế.
1.3 Truyền thông và tiếp thị đa phương tiện
Hầu hết các công việc trong lĩnh vực truyền thông, bán hàng đều yêu cầu nhân sự có những kỹ năng cơ bản và hiểu biết về các nền tảng truyền thông xã hội. Cập nhật các xu hướng tiếp thị kỹ thuật số mới và học các kỹ năng cơ bản về phương tiện truyền thông xã hội giúp bạn tiếp cận đa dạng công việc hơn trong lĩnh vực truyền thông.
Một số khóa học kỹ năng truyền thông và tiếp thị đa phương tiện miễn phí:
-
Coursera: Cung cấp nhiều khóa học miễn phí về marketing online, social media marketing, content,…
-
edX: Tập trung cung cấp các khóa học về thiết kế truyền thông đa phương tiện: chỉnh sửa ảnh, edit video,…
1.4 Kỹ năng Tin học văn phòng
Một trong những kỹ năng cần có khi đi làm đối với môi trường văn phòng hiện nay là kỹ năng tin học văn phòng. Mặc dù không yêu cầu sử dụng các tác vị nâng cao, tuy nhiên bạn cần nắm các kỹ thuật cơ bản để sử dụng các phần mềm công việc phổ biến trên máy tính, rút ngắn thời gian làm việc và đạt hiệu suất cao hơn.
Bộ kỹ năng tin học văn phòng (Computer Skills):
-
Microsoft Office: Đây là bộ công cụ tin học cơ bản nhất dành cho người đi làm.
-
Một số công cụ trực tuyến khác: Google Docs, Sheets, Slides, Canva,…
-
Các phần mềm nội bộ khác: Phần mềm chấm công fCheckin, Outlook, Trello,…
2. Kỹ năng mềm cần có trong công việc
Sau đây là top 11 những kỹ năng mềm cần có khi đi làm cơ bản nhất mà tất cả nhân sự tại các công ty nhất định phải biết.
2.1 Kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giao tiếp (Communication) là là một trong những kỹ năng cần có khi đi làm giúp bạn tiếp cận dễ dàng hơn với đồng nghiệp, cấp trên và môi trường mới. Việc giao tiếp tốt không chỉ đơn thuần là cuộc trò chuyện thông thường mà là bạn phải biết cách thể hiện hành động, lời nói, thái độ, cử chỉ của mình một cách hợp lý với mọi người từ đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng.
Bạn hãy cứ tưởng tượng rằng việc giao tiếp cũng giống như bạn đang ghi chép lại bảng báo cáo công việc hằng ngày mà bạn cần phải nộp cho cấp trên, tất cả mọi thứ trong nội dung báo cáo lúc nào cũng cần phải có sự thống nhất, rõ ràng, thuyết phục thì báo cáo đó mới có thể hoàn chỉnh và đem lại sự hài lòng đối với cấp trên cho nên đối với giao tiếp cũng giống y như vậy.
Những kỹ năng cần có khi đi làm trong giao tiếp bao gồm:
-
Kỹ năng thuyết phục, đàm phán.
-
Kỹ năng thuyết trình, diễn thuyết, kể chuyện (storytelling).
-
Hiểu ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt.
2.2 Kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm
Khi bạn làm việc tại các công ty doanh nghiệp thì làm việc theo nhóm là điều không thể tránh khỏi. Một doanh nghiệp có phát triển được lớn mạnh hay không và có tồn tại tiếp được hay không đó chính là nhờ vào một phần sức mạnh khả năng làm việc nhóm để có thể tạo ra những thành quả tốt nhất.
Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork) sẽ giúp bạn luyện tập khả năng biết lắng nghe người khác, góp ý kiến, can đảm đưa ra ý kiến của bản thân tạo cơ hội cho bạn thể hiện được năng lực chuyên môn của chính mình. Đồng thời, hiểu được lợi ích của làm việc nhóm giúp bạn tạo mối quan hệ thân thiết hơn với đồng nghiệp.
Nâng cao kỹ năng hợp tác khi làm việc nhóm:
-
Kỹ năng lắng nghe và phản biện.
-
Kỹ năng kết nối và tạo mối quan hệ (Networking).
-
Đàm phán và thuyết phục.
2.3 Kỹ năng xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề
Trong công việc sẽ luôn có những vấn đề và khó khăn xảy mà bạn cần phải giải quyết, vì vậy bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving) càng sớm càng tốt. Người có kỹ năng xử lý vấn đề tốt sẽ luôn luôn được những nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn, nhận được sự tôn trọng và sự công nhận năng lực từ những người trong tổ chức bởi đây là kỹ năng không phải ai cũng sẽ làm tốt.
Bạn có thể cải thiện kỹ năng xử lý tình huống qua một số cách luyện tập sau:
-
Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề trong những tình huống nhỏ nhất như trong cuộc sống, học tập,…
-
Học cách giải quyết vấn đề của những người có kinh nghiệm.
-
Tham khảo một số tài liệu về những kỹ năng cần có khi đi làm qua các Workshop, Coaching,…
2.4 Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc
Việc thành thạo kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc sẽ giúp bạn biết cách phân bổ những việc quan trọng và không quan trọng theo các mức độ ưu tiên khác nhau và thực hiện nhiệm vụ theo các mốc thời gian hợp lý từ đó năng suất làm việc của bạn sẽ ngày càng được cải thiện hơn, cơ hội thăng tiến cũng sẽ ngày càng phát triển.
Một trong những phương pháp sắp xếp công việc được áp dụng hiệu quả ở nhiều doanh nghiệp hiện nay là phương pháp 5S. Dựa trên phong cách làm việc của người Nhật, bạn có thể luyện tập những kỹ năng cần có khi đi làm hiệu quả như sau:
-
Sàng lọc: Loại bỏ những thứ không cần thiết, không liên quan đến công việc, tập trung vào các công việc chính.
-
Sắp xếp: Sắp xếp mọi thứ một cách có hệ thống và dễ tìm kiếm.
-
Sạch sẽ: Đảm bảo vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ, tạo cảm giác thoải mái khi làm việc.
-
Săn sóc: Duy trì không gian làm việc đảm bảo như 3 bước trên.
-
Sẵn sàng: Hình thành thói quen làm việc một cách có hệ thống, theo kế hoạch, không gian làm việc gọn gàng, ngăn nắp.
2.5 Khả năng tư duy và óc sáng tạo
Khả năng tư duy và sáng tạo là một trong những kỹ năng cần có khi đi làm được các tổ chức doanh nghiệp đề cao hàng đầu. Bởi vì đây là kỹ năng không một ai có thể đào tạo giảng dạy cho bạn được, nó đòi hỏi bạn phải tự mình tìm tòi và rèn luyện một cách kiên trì.
Rèn luyện những kỹ năng cần có khi đi làm, đặc biệt kỹ năng tư duy chiến lược và sáng tạo yêu cầu một quá trình học tập lâu dài. Bạn có thể nâng cao kỹ năng này bằng một số cách như Brainstorming, đặt câu hỏi và tìm cách giải quyết mới cho các vấn đề, hạn chế đi theo các lối mòn cũ,…
2.6 Kỹ năng lắng nghe sâu và học hỏi từ những lời chê bình
Việc biết lắng nghe từ những ý kiến đặc biệt là những lời chê bai sẽ giúp cho bạn có thái độ và cách tiếp nhận khác so với những người còn lại, từ đó tự bản thân bạn sẽ tự tìm ra những khuyết điểm của mình và tìm cách cải thiện nó.
Những lời phê bình từ mọi người đối với bạn có mang theo tính tích cực hay tiêu cực hay không là tùy thuộc vào cách mà bạn lắng nghe và tiếp nhận nó cho nên hãy luôn giữ cho mình tâm thế biết lắng nghe tích cực, chân thành, cởi mở nhất nhé.
2.7 Kỹ năng thích ứng trong môi trường mới
Để có thể hoạt động lâu dài trong các doanh nghiệp, bạn cần phải trang bị cho mình kỹ năng thích ứng tốt trong môi trường mới. Khi một nhân viên đạt đến cấp bậc chuyên viên trở lên thì sẽ cần có kỹ năng thích ứng với môi trường mới.
Bởi vì chuyên môn càng cao thì kỳ vọng mà cấp trên hướng tới bạn sẽ ngày càng lớn, họ sẽ giao cho bạn nhiều cơ hội để phát triển mở vị trí mới thay vì dậm chân tại chỗ. Cho nên việc chuẩn bị một tinh thần cầu tiến, sẵn sàng thích nghi khi có cơ hội là điều khiến bạn đi xa hơn.
2.8 Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định đóng vai trò rất quan trọng bởi nó là chìa khóa dẫn đến sự thất bại hoặc thành công của một tổ chức. Một nhà lãnh đạo giỏi dẫn dắt được công ty đi lên đỉnh thành công chính là nhờ vào kỹ năng ra quyết định dứt khoát kèm theo đó là sự tự tin, không sợ hãi khi ra quyết định một vấn đề gì đó.
Những kỹ năng cần có khi đi làm trên thực tế đều bổ trợ cho nhau, để tăng khả năng ra quyết định hiệu quả hơn bạn kết hợp cả kỹ năng đánh giá, nhận diện và phân tích vấn đề hãy kỹ năng giải quyết tình huống.
2.9 Khám phá và khai thác bản thân
Kỹ năng khám phá và khai thác bản thân là yếu tố rất cần thiết đối với người đi làm trong Doanh nghiệp. Một nhân viên biết bản thân mình có những tài năng, ưu điểm gì thì họ sẽ biết cách vận dụng nó để mang lại hiệu quả cao trong công việc.
Vậy làm sao để đánh giá bản thân một cách khách quan? Hiện nay đa số người trẻ và doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng các bài trắc nghiệm tính cách để đánh giá nhân viên dựa trên các bài phân tích tính cách cá nhân như: MBTI, nhóm tính cách DISC,… Qua các bài kiểm tra này bạn có thể tìm hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của mình và xác định được hướng đi đúng đắn hơn trong sự nghiệp của mình.
2.10 Thái độ tự tin, năng nổ và truyền cảm hứng
Tự tin, năng nổ, truyền cảm hứng là ba thành tố quyết định sự thành công của một người. Một nhân viên có sự tự tin sẽ giúp họ sẵn sàng chấp nhận mọi công việc và những thử thách được giao, cho các cấp trên thấy họ là người có trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhất.
Khi nhân viên làm việc mà có sự năng nổ trong công việc sẽ hỗ trợ họ rất nhiều trong việc tìm kiếm được những cơ hội thăng tiến mới cũng như tạo thêm các mối quan hệ đồng nghiệp ngày càng thêm thân thiết hơn.
Cuối cùng là một nhân viên có khả năng truyền cảm hứng sẽ giúp họ trở thành hình mẫu lý tưởng trong mắt mọi người, từ đó truyền tải được nguồn cảm hứng để có động lực làm việc hơn.
2.11 Khả năng làm việc dưới áp lực
Môi trường làm việc yêu cầu nhân viên làm việc với cường độ cao và không ngừng phát triển để đạt được kết quả tốt nhất. Chính vì vậy, một trong những kỹ năng cần có khi đi làm quan trọng là khả năng chịu áp lực. Khi một nhân viên đang chuẩn bị làm việc cho một doanh nghiệp với mức lương được trả cao thì bản thân họ cũng phải tuyệt đối chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững chắc bởi cái giá phải trả là công việc đòi hỏi bạn phải chịu được áp lực công việc tốt.
Việc bạn có được khả năng chịu đựng áp lực tốt bạn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc được nhà tuyển dụng ưu tiên lựa chọn, năng suất làm việc của bạn sẽ không bao giờ gây ảnh hưởng đến kết quả công việc.
Nếu không có kỹ năng này bạn sẽ rất dễ bị khủng hoảng tâm lý, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và khả năng nghỉ việc là rất cao, cơ hội có được công việc mới cũng sẽ rất thấp.
(Sources: Fastdo.vn)
------------------------